Di tích lịch sử Đồn Rạch Cát địa chỉ ở đâu, có gì? |

Số điện thoại giá vé Di tích lịch sử Đồn Rạch Cát đ địa chỉ mới nhất

Được biết đến là một cứ điểm quan trọng hàng đầu của thực dân Pháp ở đầu thế kỷ XX, Đồn Rạch Cát được xem là một pháo đài phòng thủ và tấn công quan trọng ven biển tại xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước tỉnh Long An.

Về lịch sử hình thành Pháo Đài đồn Rạch Cát, năm 1902 sau khi chiếm được Đồn Rạch Cát thực dân Pháp nghe rè trước sự dòm ngó của các cường quốc phương tây nên đã cho người đến khảo sát thực địa thiết lập pháo đài ở đây để kiểm soát tuyến đường sông là Rạch Cát, Vàm Cỏ và Nhà Bè.

Đồn Rạch Cát - di tích lịch sử Đồn Rạch Cát, Cần Đước, Long An

Nền móng là thứ quan trọng nhất để giữ cho đồn kiêng cố trước mọi thế lực, địa hình đồn Rạch Cát  lại là sình lầy nên việc xử lý nền móng mất rất nhiều thời gian Đến tận năm 1903 công trình phòng thủ này mới chính thức khởi công, các nguyên liệu xây dựng được chở từ khắp nơi về để xây dựng còn các trang thiết bị phục vụ cho Đột được vận chuyển từ Pháp sang,  chưa dừng lại ở đó là trận bão năm 1904 đã cuốn trôi hết tất cả vật liệu ra sông.

Để xây dựng pháo đài Rạch Cát thực dân Pháp đã bắt dân của hai huyện Cần Giuộc và Cần Đước kể ngày đêm lao động trên diện tích 3000 mét vuông để xây 4 tầng ngầm,  để ngăn chặn và phòng thủ xung quanh đồn được bố trí tường rào kiên cố với chu vi 11.988m.

Để vận chuyển hàng hóa thuận tiện thực dân Pháp còn cho xây cầu tàu và đường ray vào đồn mất khoảng năm đến sáu năm năm làm việc mới xây xong Đồn Rạch Cát.  được biết chi phí xây dựng Pháo Đài Đồng Rạch Cát là khoảng 7 triệu francs. Người Pháp gọi đây là “Hệ thống phòng thủ các con sông và Cap Saint-Jacques”.

Đồn Rạch Cát Pháo Đài

Chiến đấu phòng thủ là ở hai đầu cánh cung thực dân Pháp cho đặt các khẩu pháo 2 nòng  với công nghệ tiên tiến nhất thời điểm ấy,  các mẫu pháo có tầm bắn tới 23 km  hoạt động lên tới cửa biển Cần Giờ, Gò Công trên bệ pháo có một ụ nổi (như mai rùa) dùng để ngắm và chỉnh pháo. Chưa dừng lại ở đó, thực dân Pháp còn cho lắp đặt thêm 2 khẩu Canon, loại 240mm (dùng cho tàu chiến) để tăng thêm sức mạnh cho trận địa này.

Khẩu canon trên đồn

Vào tháng 3 năm 1945 Nhật lật đổ chính quyền Pháp tháo gỡ đi những khẩu pháo 75 mm,  tiếp theo đó vào tháng 8 quân đội Nhật đào hàng Đồn Rạch Cát trở về tay quân cách mạng,  nhưng không lâu sau đó Quân đội anh hổ trợ Pháp tái chiếm Đồn.  Đến năm 1975 đồn này được lính Mỹ và quân đội Sài Gòn thay nhau nắm giữ.

Trên nóc đồn Rạch Cát bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy cửa soài rạp chảy ra biển Đông, phía Nam là sông Vàm Cỏ,  phía bắc là sông Rạch Cát dưới chân Đồn và dãi rừng cây xanh ngút ngàn.

Về thiết kế đồn có hình cánh cung đối xứng  chiều dài 300 m và chiều ngang 100 m mặc đồn có nhiều lỗ châu mai hình vuông,  tường được xây bằng đá xanh đèn đổ bê tông cốt thép để chống chọi với các cuộc tấn công. 

Giờ đây đến tham quan đồn Đạt Các du khách sẽ thấy các cửa ra vào được làm bằng thép kiên cố,  vết đạn bắn vẫn còn lưu giữ trên các bức tường,  ác nòng pháo vẫn còn lưu giữ theo năm tháng mà không có vấn đề gì, riêng nòng pháo chính đã bị tháo đi mất chỉ còn lại hai ụ Pháo.

Ụ pháo chính

Di tích Đồn Rạch Cát gồm 2 tầng nổi và 3 tầng chìm với các công dụng khác nhau như :  hai tầng nổi được dùng để chứa đạn dược, phòng chỉ huy, lương thực, phòng ở của trung đội pháo và lối thoát hiểm trong trường hợp bất khả kháng,  tầng hầm là móng công trình và nơi chứa nguồn nước uống. 

Trải qua bao nhiêu năm hiện nay khi đến thăm Đồn Rạch Cát Du khách sẽ thấy các lô cốt, các công trình đều còn nguyên vẹn cho thấy độ bền và kỹ thuật xây dựng tiên tiến của quân đội Pháp vào địa điểm này.  Nơi đây được nhà nước Việt Nam công nhận là di tích cấp quốc gia có giá trị lịch sử văn hóa và kiến trúc.

  • 5 sao
    0
  • 4 sao
    0
  • 3 sao
    0
  • 2 sao
    0
  • 1 sao
    0