Giới thiệu - thuyết minh về Bạch Dinh Vũng Tàu
Trải qua nhiều quá trình lịch sử dân tộc Bạch Dinh được nhà nước Việt Nam công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào ngày 4 tháng 8 năm 1992, Đến du lịch Vũng Tàu Ghé thăm Bạch Dinh du khách sẽ được nghe kể lại những câu chuyện lịch sử và những di vật còn lưu lại cho đời sau tìm hiểu.
Lịch sử hình thành
Vào thời Pháp Bạch Dinh được người pháp đặt cho cái tên là Villa Blanche được dịch ra tiếng Việt là dinh thự màu trắng được thiết kế theo phong cách cách hiện đại kiểu Châu Âu đầu tiên vào cuối thế kỷ 19, nằm ở vị trí siêu đẹp lưng tựa núi mặt hướng biển toàn bộ công trình được được sơn bằng một màu trắng tinh khôi người dân địa phương anh thường gọi gọi bằng cái tên quen thuộc là Bạch Dinh cho đến bây giờ.
Vị trí của Bạch Dinh bây giờ trước kia là Pháo Đài Phước Thắng được hoàng đế Minh Mạng cho xây dựng để kiểm soát hoạt động ra vào của cửa biển Cần Giờ. Trải qua nhiều thời kỳ chiến tranh thực dân Pháp chiếm được quyền kiểm soát Đông Dương đã cho phá bỏ công trình pháo đài Phước Thắng xây dựng mới dinh thự này làm nơi nghỉ ngơi cho chính quyền cai trị Đông Dương.
Người đứng đầu chính quyền Đông Dương thời bây giờ là ông Paul Doumer đã phê chuẩn dự án bán Bạch Dinh và đặt tên cho dinh thự này là Villa Blanche, cái tên này được đặt the tên con gái của ông đó là Blanche Richel Doumer.
Bạch Dinh được bắt đầu xây dựng vào năm 1898 và hoàn thành vào năm 1902 toàn bộ dinh thự được phủ một màu sơn trắng tinh nên dân ta vẫn gọi theo kiểu truyền thống thấy gì gọi nấy Bạch (trắng) Dinh (dinh thự to lớn).
Vừa xây dựng xong dinh thự thì ông Paul Doumer đã hết nhiệm kỳ tại Việt Nam nên được điều về nước người kế nhiệm ông là Paul Beau là người đầu tiên sử dụng công trình này. Đến tháng 9 năm 1907 Bạch Dinh được sử dụng làm nơi giam lỏng vua Thành Thái là vị vua thứ 10 của triều đại nhà Nguyễn trong suốt 10 năm, 10 năm ở đây ông được người dân địa phương tôn kính nên gọi Bạch Dinh là dinh Ông Thượng.
Đến năm 1916, hoàng đế Thành Thái có được người con trai là Duy Tân bị thực dân Pháp đày ra đảo Réunion đây là một hòn đảo nhỏ nằm ở Ấn Độ Dương, Bạch Dinh tiếp tục được sử dụng là nơi nghỉ ngơi của chính quyền Đông Dương. Năm 1934 hoàng đế Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương tiếp quản Bạch Dinh.
Về sau Bạch Dinh được sử dụng là nơi nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, Sau năm 1975 Bạch Dinh được để trống không sử dụng vào bất kỳ việc gì nên được chuyển thành địa điểm tham quan du lịch cho đến ngày nay.
Kiến trúc xây dựng
Địa thế của Bạch Dinh nằm ở phía Nam của núi Lớn toàn bộ công trình được xây dựng với mặt hướng biển (bãi trước Vũng Tàu) lưng tựa núi (núi Lớn) chiều cao 27 m so với mực nước biển, xung quanh Bạch Dinh là một rừng cây sứ xanh mát.
Đến tham quan Bạch Dinh bạn có thể đi vào bằng hai lối:
Lối đi bằng xe ô tô: bạn phải chạy qua một đường uốn cong nép mình dưới những tán cây lá ty sẽ đến được tiền sảnh.
Lối đi bộ: bước qua 146 bật thang được thiết kế theo kiểu tam cấp thời xưa 2 bên là những cây xứ già nua tỏa bóng mát và hoa nở đầy sắc trắng và sắc vàng tươi mát.
Được người pháp xây dựng nên toàn bộ kiến trúc của Bạch Dinh được thiết kế mang đậm nét văn hóa Châu u vào cuối thế kỷ 19 bao gồm chiều cao là 19m, bao gồm 3 tầng với các công năng riêng.
Tầng lầu thoáng đạt dành cho việc nghỉ ngơi. Dạo quanh Bạch Dinh, du khách không khỏi ngạc nhiên về 8 bức tượng đá bán thân gắn trên một đường thẳng bao quanh ba mặt tường chính của tòa nhà. Hầu hết tượng đều mang phong cách của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại. Lúc bình minh hay khi chiều xế bóng, những bức tượng ký họa chân dung đối xứng trên nền chim công lấp lánh, trông thật tráng lệ.
Hiện nay, Bạch Dinh được dùng làm nhà bảo tàng, trưng bày các chuyên đề như: đồ gốm thời Khang Hy vớt được từ xác tàu cổ đắm tại khu vực Hòn Cau - Côn Đảo, súng thần công cùng nhiều hiện vật có giá trị khác được tìm thấy qua các đợt khai quật khảo cổ ở Bà Rịa - Vũng Tàu… đến Bạch Dinh, du khách có thể tận hưởng không khí trong lành của biển, vẻ đẹp kiều diễm của Bạch Dinh hòa lẫn trong thiên nhiên cây cỏ, và được tận mắt thưởng ngoạn những cổ vật tiêu biểu, quý hiếm.
Giá vé Bạch Dinh Vũng Tàu
Để vào tham quan bạn cần mua vé vào cổng và vé giữ xe bao gồm giá vé vào cổng Bạch Dinh 5.000 đ / người, vé gửi xe máy 10.000 đ / chiếc, ô tô 30.000 đến 50.000 đ / chiếc.
Có thể bạn quan tâm
-
Kinh nghiệm tham quan bãi suối nóng Côn Đảo Vũng Tàu
-
Khu di tích lịch sử Núi Minh Đạm Vũng Tàu giá vé, thuyết minh
-
Thuyết minh về thiền viện Trúc Lâm Chân Nguyên - Chùa Khỉ Vũng Tàu
-
Thuyết minh về chùa Hộ Pháp - Chùa Thích Ca Phật Đài Vũng Tàu
-
Chợ Côn Đảo khu mua sắm nổi tiếng ở tại Côn Đảo Vũng Tàu