Giới thiệu - thuyết minh về lịch sử hình thành Dinh Cô
Theo các thông tin truyền miệng và ghi chép lịch sử còn để lại khi mới xây dựng vào khoảng thế kỷ 18 Dinh Cô chỉ là một ngôi miếu nhỏ đơn sơ để thờ một cô gái trẻ tên gọi là Lê Thị Hồng (tên thường gọi Thị Cách).
Câu chuyện kể rằng cô gái này là một người quê quán ở Tam Quan thuộc tỉnh Bình Định, trong một lần đi biển thì cô bị lâm nạn trên biển và xác chết dạt vào bờ ngay tại Hòn Hang (một địa điểm gần Dinh Cô hiện tại).
Khi mất cô còn khá trẻ chỉ 16 tuổi, người dân địa phương phát hiện và đem xác cô vào chôn cất trên đồi Côn Sơn và kể từ đó nhiều điều may mắn bình an đã đến với dân làng như bệnh dịch tiêu tan, báo mộng cho dân làng những điềm lành, phù hộ độ trì cho ngư dân đánh bắt nên người dân đã thờ cúng và tôn xuân cô làm "Long Hải Thần Nữ Bảo An Chánh Trực Nương Nương Chi Thần".
Vào năm 1930 người dân địa phương đã làm lễ xin phép rồi dời miếu thờ của cô lên đồi Kỳ Vân cho đến bây giờ. Năm 1987 Dinh Cô bị cháy nên được người dân xây dựng lại khá lớn, tiệp túc năm 2006 đến 2007 Dinh Cô lại được trùng tu thêm nhiều công trình phục vụ thờ cúng.
Dinh Cô Vũng Tàu là một quần thể chùa có giá trị vô giá. Lịch sử, kiến trúc và văn hóa của nó rất hấp dẫn và sẽ khiến hành trình của bạn không thể nào quên. Dinh Cô Vũng Tàu là một ngôi chùa độc đáo và thanh lịch, hoàn hảo cho du khách tìm kiếm kiến trúc cổ xưa và các khái niệm hiện đại.
Dinh Cô Vũng Tàu là một quần thể chùa pha trộn giữa kiến trúc cổ kính và truyền thống với thiết kế hiện đại. Với những bức tường hùng vĩ, khu vườn xinh đẹp và bầu không khí thanh bình, đây là nơi lý tưởng để đưa tâm hồn con người đến sự bình yên.
Dinh Cô Vũng Tàu là một di tích mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Dinh Cô là biểu tượng của ngư dân Việt Nam và màu xanh ngọc trong đá phản chiếu màu xanh ngọc của biển, được cho là mang lại may mắn.
Dinh Cô Vũng Tàu là một di tích mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Di tích này là một yếu tố quan trọng đối với di sản văn hóa của Việt Nam. Đối tượng trực tiếp của di tích này là ngư dân địa phương, những người làm công việc hàng ngày, rất quen thuộc với vùng biển xung quanh Vũng Tàu.
Kiến Trúc Dinh Cô Vũng Tàu
Khi đến thăm Dinh Cô một địa điểm du lịch Vũng Tàu tâm linh du khách sẽ phải bước qua cổng tam quan bên trên chạm khắc những thần thú uy nghiêm để canh cổng, bước qua 37 bậc tam cấp sẽ đến được điện thờ chính.
Toàn bộ diện tích của Dinh Cô nằm trên 1.000 mét vuông cổng tam quan để bước vào dinh nằm dưới chân của mũi Thùy Vân, điểm nhấn đặc biệt khi bước vào là tượng Cô với chiều cao hơn 0,5m khoác lên mình chiếc áo choàng màu đỏ được trang điểm bằng viền kim tuyến óng ánh, trên đầu đội mão gắn ngọc.
Cạnh đó là bàn thờ của Diêu Trì Phật Mẫu, Chúa Cậu (Nhị vị Công tử, tức là Cậu Tài, Cậu Quý), Ngũ Hành Nương Nương, Tứ Pháp Nương Nương (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện), Ông Địa, Thần Tài.
Bên ngoài ngư dân địa phương còn lập thêm nhiều bàn thờ để thờ cúng các vị như Cửu Thiên Huyền Nữ, Chúa Ngọc Nương Nương, Chúa Tiên Nương Nương, Chư vị, Bà Mẹ Sanh, Tiền hiền, Hậu hiền,...và các miếu thờ: Hỏa Tinh Thánh Mẫu, Quan Thánh Đế Quân, Quan Thế m Bồ Tát,...
Lễ hội Nghinh Cô hay còn được biết là lễ hội vía Cô được tổ chức vào ngày 10-11-12 và tháng 2 âm lịch theo nghi thức truyền thống với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa quốc thái dân an...được người dân địa phương và nhiều du khách hành hương đến cúng viếng và chiêm bái.
Sau khi tham quan Dinh bạn đừng quên ghé đốt nhang cho mộ cô nằm trên đồi Côn Sơn bên cạnh bờ biển cách cách dinh khoảng 1 km.