Giới thiệu - Thuyết Minh về lịch sử hình thành Văn Thánh Miếu Vĩnh Long
Ngày xưa Văn Thánh Miếu Vĩnh Long nằm trên một địa bàn bằng phẳng rộng rãi, cạnh bên sông Long Hồ thuộc làng Long Hồ, tổng Long An, huyện Vĩnh Bình bấy giờ. Nay thuộc địa giới hành chính của phường 4, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
Người đứng ra đề xuất xây dựng văn thánh miếu bao gồm 2 ông Phan Thanh Giản và Nguyễn Thông theo văn bia được lưu giữ lại tại đây được ghi chép:
Năm 1859, 3 tỉnh miền Nam là Gia Định, Biên Hòa, Định Tường liên tiếp bị thất thủ, các sĩ phu yêu nước của Vĩnh Long và các hạt An Giang, Hà Tiên bỏ việc học hành đi tòng quân đánh giác. Năm 1862, đốc học là Nguyễn Thông đã họp các sĩ tử lại bàn việc xây dựng Văn Thánh Miếu trên phần đất thuộc Long Hồ. Năm 1864 công trình chính thức được khởi công xây dựng và hoàn thành vào tháng 9 năm 1866.
Văn Thánh Miếu được xây dựng với danh nghĩa là đề cao Nho giáo nhưng thật ra đây là một một công trình hoạt động văn hóa để đề cao và giáo dục lòng yêu nước của người dân. Chỉ sau vài tháng đi vào hoạt động quân Pháp đã đem chiến thuyền đến uy hiếp và chiếm giữ thành Vĩnh Long lần 2, Phan Thanh Giản (kinh lược sứ) đã tuẫn tiết và ông Nguyễn Thông (đốc học) được đưa ra tỉnh Bình Thuận.
Chưa dừng lại ở đó với mục đích muốn phá bỏ Văn Thánh miếu quân Pháp đã dùng cớ thiếu gỗ xây Dinh tỉnh trưởng, may mắn thay lúc bấy giờ ông Bá Hộ của vùng là Trương Ngọc Lang được bà con đề cử ra ngăn cản cũng chính vì thế mà công trình Văn Thánh Miếu Vĩnh Long mới tồn tại cho đến bây giờ.
Xem thêm: Trải nghiệm các trò chơi dân gian vui nhộn tại khu du lịch Vinh Sang Vĩnh Long
Kiến trúc Văn Thánh miếu Vĩnh Long
Bước vào Văn Thánh miếu bạn phải đi qua cổng Tam Quan nằm bên cạnh đường Trần Phú được xây dựng với 3 tầng mái hay còn gọi là cổ lâu được thiết kế đơn giản mang tính mỹ thuật cao, bước qua cổng là đi đến điện Đại Thành. Hai bên đường vào được trồng những cây Sao to lớn cao vút được biết những cây Sao này có cùng niên đại với Văn Miếu.
3 tấm bia dựng giữa thần đạo mang 3 ý nghĩa bao gồm:
- Tấm số 1: dựng năm 1911 trước tác Phan Thanh Giản trước khi tuẫn tiết vào năm 1866.
- Tấm số 2: kỷ niệm trùng tu miếu lần 2 vào năm 1903 của Tống Hữu Định và giới trí thức.
- Tấm số 3: dựng năm 1931 cùng với di chúc của bà Trương Thị Loan (con gái Trương Ngọc Lang) đã hiến đất cho miếu.
- 2 tấm bia khác: do Nguyễn Liên Phong (tác giả của Nam Kỳ phong tục diễn ca) đã viết vào đầu thế kỷ 20.
Bước vào trong chín điện ngay giữa được thờ Khổng Tử, 2 bên thờ Tứ Phối (4 học trò của Khổng Tử) và Thập Triết. Tủ Vu và Hữu Vu là hai gian nhà nằm cạnh bên chính điện thờ Thất Thập Nhị Hiền. Trong khuôn viên Văn Miếu còn có hai hồ sen nhỏ được gọi là Hồ Nhật Tinh và Hồ Nguyệt Anh.
Xem thêm: Khám phá kiến trúc độc đáo của chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long
Tụy Văn Lâu Văn Thánh Miếu Vĩnh Long
Tụy Văn Lâu hay còn được biết đến là một thơ lầu do Phan Thanh Giản đề xướng xây dựng nhưng chưa kịp thực hiện thì ông đã tuẫn tiết vì quân Pháp chiếm đóng. Đến năm 1869 Trương Ngọc Lan đã đứng ra quyên góp tiền của để hoàn thành tâm nguyện của ông.
Ngôi Tụy Văn Lâu được xây dựng theo kiểu nhà rường 2 tầng, tầng trên là nơi cất sách và thờ Văn Xương Đế Quân quản lý việc thi cử, tầng trệt được biết đến là một tầng quan trọng nhất ở gian giữa là nơi đàm đạo của các nhân thi (người đi thi), ngay phía sao là khám thờ được chạm khắc tinh xảo bên trong có 2 bài vị với 2 câu đối ca tụng Võ Trường Toản và Phan Thanh Giản, 2 câu đối viết:
“Hoàng phong "xử sĩ" thanh cao lão
Tự hiệu "thư sinh" tiết liệt thần”
Năm 1933, Phan Thanh Giản (quan đại thần triều Nguyễn) được vua Bảo Đại phong thần cũng kể từ thời điểm đó tại khám thờ này được đặt thêm một hòm sắt và một bức chân dung của ông được vẽ rất sống động do họa sĩ Philippe Trần vẽ.
Xem thêm: Những địa điểm du lịch Vĩnh Long cực kì hot cho dịp hè này
1 phản hồi từ khách hàng